Danh tiếng Mona_Lisa

Đám đông trước bức hoạ Mona Lisa tại bảo tàng LouvreĐám đông trước bức hoạ Mona Lisa tại bảo tàng Louvre

Nhà sử học Donald Sassoon đã sắp xếp sự tăng trưởng danh tiếng của bức tranh. Hồi giữa những năm 1800, Théophile Gautier và các nhà thơ lãng mạn đã có thể viết về Mona Lisa như một femme fatale (người đàn bà gây tai hoạ) bởi Lisa là một người bình thường. Mona Lisa "…là một cuốn sách mở mà trong đó mỗi người có thể đọc thấy điều mình muốn; có thể bởi bà không phải là một hình ảnh tôn giáo; và, có thể, bởi những người có cái nhìn có tính chất văn học chủ yếu là nam giới những người coi bà là hiện thân của nguồn vui bất tận của đàn ông." Trong thế kỷ 20, bức tranh đã bị đánh cắp, một vật thể để sao chép hàng loạt, buôn bán, đả kích và suy đoán, và đã được sao chép lại trong "300 bức tranh và 2,000 quảng cáo".[33] Đối tượng bị miêu tả là điếc, đang để tang,[34] móm, một "gái điếm hạng sang", người tình của nhiều người, một sự phản ánh chứng loạn thần kinh của các nghệ sĩ, và một nạn nhân của bệnh giang mai, nhiễm trùng, liệt, mất cảm giác, cholesterol hay đau răng.[33] Giới học giả cũng như những suy đoán không chuyên đã gắn cái tên Lisa với ít nhất bốn bức hoạ khác nhau[13][15][34] và danh tính của người mẫu cho ít nhất mười người khác nhau.[17][18][20][35]

Khách tham quan nói chung mất khoảng 15 giây để ngắm Mona Lisa.[36]Cho tới thế kỷ 20, Mona Lisa là một trong nhiều tác phẩm và chắc chắn không phải là "bức tranh nổi tiếng nhất"[37] thế giới như hiện tại. Trong số những tác phẩm tại Louvre, năm 1852 giá trị thị trường của nó là 90,000 franc so với các tác phẩm của Raphael có giá lên tới 600,000 franc. Năm 1878, cuốn hướng dẫn Baedeker gọi nó là "tác phẩm được chào đón nhiều nhất của Leonardo tại Louvre". Từ năm 1851 tới năm 1880, các nghệ sĩ tới thăm Louvre đã sao chép Mona Lisa chỉ khoảng bằng một nửa số lần so với các tác phẩm của Bartolomé Esteban Murillo, Antonio da Correggio, Paolo Veronese, Titian, Jean-Baptiste GreuzePierre Paul Prud'hon.[33]

Từ tháng 12 năm 1962 tới tháng 3 năm 1963, chính phủ pháp đã cho Hoa Kỳ mượn bức tranh để trưng bày tại Thành phố New YorkWashington D.C.. Năm 1974, bức tranh được triển lãm tại TokyoMoskva.

Trước chuyến đi tháng 3 năm 1962, bức tranh đã được ước định giá, để bảo hiểm, ở mức $100 triệu; cuối cùng bảo hiểm không được mua, thay vào đó mọi người chi thêm tiền cho an ninh.[38] Là một bức tranh đắt giá, chỉ gần đây nó mới bị vượt giá trị, theo giá dollar hiện thời, bởi ba bức tranh khác: bức Portrait of Adele Bloch-Bauer I của Gustav Klimt, được bán với giá $135 triệu, bức Woman III của Willem de Kooning được bán với giá $138 triệu tháng 11 năm 2006, và bức No.ngày 1 tháng 5 năm 1948 của Jackson Pollock được bán với giá kỷ lục $140 triệu tháng 11 năm 2006. Dù những con số này cao hơn con số định giá năm 1962 của Mona Lisa, việc so sánh chưa tính tới thay đổi về giá bởi lạm phát - $100 triệu năm 1962 tương đương xấp xỉ $700 triệu năm 2009 khi tính bù lạm phát theo Chỉ số Giá Tiêu dùng Mỹ.[39]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mona_Lisa http://www.theage.com.au/articles/2004/06/24/10880... http://www.latrobe.edu.au/news/articles/2008/podca... http://www.artchive.com/artchive/L/leonardo/monali... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/388735 http://books.google.com/books?id=1mCBiu2yFUgC http://books.google.com/books?id=4-8AAAAACAAJ http://books.google.com/books?id=5vMJAAAACAAJ http://books.google.com/books?id=EroFAAAAQAAJ http://books.google.com/books?id=Mf7ujOGDzZ8C http://books.google.com/books?id=dn6XKgAACAAJ